MT Prep #1: Management Trainee – Túm lại là cái gì dzị?

she's drinking boba & thinking thoughts

MT Prep #1: Management Trainee – Túm lại là cái gì dzị?

Spread the love

Kinh nghiệm từ một cựu management trainee của tập đoàn làm đẹp số 1 thế giới – L’Oreal Việt Nam vào năm 2021. Tốt nghiệm năm 2023 và rời khỏi công ty vào năm 2024 😀

“Management Trainee là cái đích phải đến sau khi tốt nghiệp” đó là điều mà nhiều bạn trẻ đã nói với mình khi đến tìm mình hỏi kinh nghiệm thi Management Trainee tại L’Oreal. Đặc biệt là những bạn sinh viên Ngoại Thương. Nhờ nói chuyện với các bạn mà mình mới biết sinh viên những ngành kinh tế rất đặt nặng vấn đề trở thành Management Trainee, tự tổ chức những cuộc thi mô phỏng tại trường đại học, tham gia những khóa luyện thi MT, đăng ký những buổi livestream, hoặc đơn giản là tìm tới mình – một người xa lạ – với hi vọng tìm một lối tắt thần kì nào để trở thành MT. Vậy MT là gì? Thi thố ra sao? Và không làm MT thì có sao không?

Rìa phải là tui đó. Source: L’Oreal Group Facebook

I. Management Trainee – QuẢn tRị ViÊn tẬp Sự

TLTR: Sau khi trải qua cuộc tuyển chọn gay gắt với tỉ lệ 1 chọi 10,000 thì bạn đã trở thành MT của một tập đoàn đa quốc gia/unicorn/startup công nghệ có tiếng với mức lương nghe nói là 1,000 đô (đô gì thì họ không nói). Và trong 1-3 năm tiếp theo bạn sẽ đi làm quần quật, được thử thách ngoài sức tưởng tượng của một đứa nhóc 23 tuổi. Bạn sẽ tự hỏi không biết công ty này có bị khùng không mà lại dám giao một project tầm cỡ thế giới này cho mình. Trộm vía bạn vẫn còn tồn tại ở công ty và được tốt nghiệp MT. Từ “Quản trị viên tập sự” tới “Quản trị viên”, làm một vị trí người khác cần ít nhất 3-5 năm kinh nghiệm nhưng bạn chỉ cần 1-3 năm thôi, thật là hơn người và bây giờ bạn sẽ miễn nhiễm với peer-pressure suốt quãng đời còn lại này phải không nào?

Một slide tóm tắt sự thay đổi sau 6 tháng MT đầu tiên của tui.

Nghiêm túc mà nói:

MT là cách các tập đoàn đa quốc gia (nhưng bây giờ các công ty nhỏ-trung cũng đã bắt đầu học theo) như Unilever, Nestle, Jardine, ABinBev, Heineken, Grab, etc. tuyển dụng và đào tạo nên những key players, những manager tương lai của công ty. Không hiếm khi các bạn sẽ gặp những MT gắn bó với công ty chủ quản tận 10 – 20 – 30 – hay tới lúc nghỉ hưu và thường những người này được thăng tiến rất nhanh và rất được trọng dụng trong công ty – vì không ai hiểu công ty hơn họ. Như sếp đầu tiên của mình tại L’Oreal là một L’Oreal baby, mất 10 năm từ MT tới General Manager của L’Oreal Luxury Philippines, là GM trẻ nhất tại khu vực SAPMENA. Hoặc như cá nhân mình sau 18 tháng làm MT tại L’Oreal thì mình hiện đang làm vị trí APM (Assistant Product Manager) cho 2 nhãn hàng YSL beauty & shu uemura.

MT là cách mà một số bạn trẻ có thể fast-track nhanh chóng hơn trong sự nghiệp cũng như có một mức lương khởi điểm nhỉnh hơn so với mặt bằng chung.

Và cái giá phải trả là một quá trình tuyển dụng khốc liệt. Những năm tháng đầu tiên đi làm đầy áp lực và luôn tự chất vấn bản thân. 

Không phải ai cũng sẽ đậu MT. Không phải ai đậu MT cũng sẽ tốt nghiệp MT. Không phải ai tốt nghiệp MT cũng sẽ có một sự nghiệp như ý.

PR Box đầu tiên mình làm sau 3 tháng tại Kiehl’s. Source: Nguyễn Lý Diễm Mai’s Instagram.

II. Quy trình thi cử – Điểm chung điểm riêng

Điểm chung:

Theo kinh nghiệm cá nhân và cũng như theo quan sát, thường format cuộc thi MT các công ty sẽ giống nhau tới 90%:

  • Vòng 1: Xét duyệt CV
  • Vòng 2: Test IQ hoặc kiến thức chuyên môn
  • Vòng 3: Phỏng vấn với nhân sự
  • Vòng 4: Phỏng vấn chuyên môn
  • Vòng 5: Assessment Center – Ngày hội Combat – Thi cá nhân & thi nhóm
  • Vòng 6: Phỏng vấn với các sếp cấp cao nhất

Điểm riêng:

Tùy vào từng ngành hàng và văn hóa công ty mà mỗi công ty sẽ có thêm cho riêng mình một số điểm nhấn cho các vòng thi MT, có thể là:

  • Một bài test tính cách, nếu vibe của bạn không hợp thì sẽ bị loại ngay trong vòng này.
  • Một bài test về kiến thức về sản phẩm làm đẹp như đề của L’Oreal
  • Một bài test thuần SAT & GMAT, nếu đã từng luyện thi để đi du học có thể là một lợi thế.
  • Và muôn vàng hình dạng đề thi khác

Điểm chung & điểm riêng:

Điểm chung & điểm riêng ở đây mình muốn nói tới rằng cuộc thi MT là cách các công ty chấm điểm ứng viên thông qua cách họ làm việc nhóm và cá nhân như thế nào. Một key player sẽ là người phải biết cách làm việc giữa muôn vài stakeholders và cũng như là một người đủ độc lập để không bị lệ thuộc vào đám đông.

Các công ty sẽ đánh giá qua rất nhiều vòng thi cá nhân & thi nhóm, đôi lúc là xen kẻ hai format này liên tục suốt 6-7 vòng thi. Ví dụ khi mình thi MT của Unilever đã có tới 2 vòng thi nhóm, 1 vòng ngay từ những round đầu tiên chứ không chờ tới AC. 

Brand team + Online team ngày xưa của Kiehl’s & shu uemura.

III. Muốn thi MT – bạn đã chắc chưa?

Vậy thì bạn đã hiểu sơ qua về concept MT là gì, tại sao các bạn trẻ lại muốn trở thành MT và bạn cũng muốn phải không nào? Nhưng hãy dừng lại một giây, hít thở một chút và suy nghĩ thật kỹ. Trước khi tiếp tục bước vào hành trình chuẩn bị ứng tuyển vào các cuộc thi MT, hãy trả lời 5 câu hỏi dưới đây nhé:

  • Ngoài mức lương 1,000 đô thì lý do bạn muốn trở thành một MT là gì?
  • Mục tiêu 5 năm – 10 năm nữa của bạn là gì?
  • Điều gì quan trọng trong công việc mơ ước của bạn: tiền tài, danh vọng, địa vị, sếp tốt, đồng nghiệp, môi trường, vv?
  • Giả sử bạn đậu, thì 1-3 năm MT của bạn sẽ trông như thế nào?
  • Nếu không làm MT bạn sẽ làm gì?

Bạn đã chắc chắn đây là điều mình muốn theo đuổi? Vậy thì hãy bước tiếp thôi.

Một số tập đoàn tại Việt Nam có chương trình MT mà mọi người có thể theo dõi:

My bible lúc đi thi MT: Chương khởi điểm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *