Your cart is currently empty!
MT Prep #2: CV viết cái gì?
Để không rớt từ vòng gửi xe, bạn cần chuẩn bị một chiếc CV thật đẹp cho vòng đầu tiên tại các chương trình Management Trainee (áp dụng cho cả xin việc chứ không hẳn là MT không thôi). Bất cứ chương trình MT và công việc nào trừ khi bạn đi bằng đường mối quan hệ thì CV sẽ là first impression của nhà tuyển dụng với bạn.
Vào năm 2020-2021, mình nộp CV cho rất nhiều các chương trình MT, may mắn là mình luôn vượt qua được vòng CV. Từ lúc năm nhất xin đi intern tới hiện tại ra trường 3 năm và cũng đang trong quá trình tìm việc mới, mình có thể chia sẻ 1 vài tips cá nhân ghi viết CV dựa trên kinh nghiệm xương máu cá nhân.
1. CV là gì?
Curriculum vitae (CV) là sơ yếu lý lịch tóm tắt ngắn gọn như phải đủ thuyết phục nhà tuyển dụng trong tối đa 2 mặt A4.
IMO, nếu học một trường Đại Học định hướng cho sinh viên tốt hay là một Gen Z có tính chủ động cao thì mình nghĩ đến năm cuối đại học các bạn cũng đã có một vài version CV để apply vào câu lạc bộ trường, xin đi thực tập/ cộng việc part-time, apply vào các chương trình Management Trainee. Cho nên trong bài viết này mình sẽ chủ yếu nêu ra các lời khuyên về cách viết CV mình đúc kết ra được từ kinh nghiệm cá nhân.
Lưu ý: Trước khi đọc bài viết này, mình khuyên mọi người nên tự tìm hiểu về CV trên mạng trước, có một bản CV trước, sau đó sửa lại theo những lời khuyên của mình nếu mọi người thấy phù hợp. Bài viết này không hướng dẫn viết CV step-by-step
2. Format CV phổ biến
Hiện tại mình thấy mọi người hay sử dụng format của Harvard University. Mình highly recomend mọi người có bố cục thông tin giống mẫu của Harvard:
- Họ & Tên | Email cá nhân chuyên nghiệp | số điện thoại | LinkedIn | Link portfolio nếu có
- Học vấn (Tên trường, GPA, thành tích khi đi học nếu có)
- Kinh nghiệm làm việc
- Hoạt động tình nguyện/ câu lạc bộ
- Thành tích khác
- Kỹ năng
- Người giới thiệu (Giáo viên, sếp khi đi thực tập)
3. From my personal POV
a. Hãy KỂ một câu chuyện NHẤT QUÁN
Giao tiếp tốt, truyền cảm hứng, communication là một kỹ năng bắt buộc của một Management Trainee (hoặc một người đi làm hiệu quả) vì bạn sẽ phải làm việc với rất nhiều stakeholders khác nhau. Và nhất là những bạn apply ngành marketing/creative thì kỹ năng story-telling là bắt buộc. Và trên trang giấy viết CV là một cơ hội để bạn thể hiện những kỹ năng trên với nhà tuyển dụng (cũng như là kỹ năng viết Tiếng Anh)
Bạn là ai? Bạn giỏi kỹ năng gì? Bạn muốn học thêm gì? Tại sao MT hay công y này lại phù hợp với bạn? Trong hai trang giấy CV cũng như các form điền thông tin trong quá trình đăng ký, các bằng cấp, giấy khen bạn nộp kèm cũng phải kể chung một câu chuyện đó.
Câu chuyện mình từng kể fresh graduate nhưng cũng đã có kinh nghiệm trong ngành Digital Marketing về cả hai mặt Creative & Analytics thông qua điểm số, internship, công việc đầu đời. Mình đã từng làm agency và cũng như communications in-house nhưng đều là những dự án ngắn hạn 3-6 tháng và mình muốn vào brand để biết được sau khi một campaign kết thúc thì sau, cách lên full-year marketing plan hay chiến lược 3-5 năm của một nhãn hàng thì sẽ như thế nào?
b. Luôn chứng minh bằng KẾT QUẢ
Khi xem qua CV của một số bạn trẻ thì mình nhận ra một điểm chung cần khắc phục của mọi người đó là phần miêu tả về kinh nghiệm làm việc khá chung chung. Mọi người hay liệt kê ra các đầu việc nhưng không thể hiện được kết quả. Các đầu việc thì tất nhiên ai cũng có thể làm được. Bạn nói bạn là một người analytical, result-oriented, nhưng không thể nêu lên bất kỳ kết quả của một campaign nào bạn đã tham gia? Hãy so sánh 2 mô tả sau cho vị trí Social Media Content Lead:
- Created content calendar for Facebook, Instagram with many viral content posts.
Hay
- Created the content calendar for Facebook to engage with the consumer and convert them into leads (Organic result: Avg interactions is 4k interactions per week; average reaches is 26k reaches per week; post with the highest reach is 142k reaches, 5K event sign up)
Okie chưa?
Vậy những con số này lấy từ đâu?
Một người bạn của mình bảo tính chất công việc không liên quan gì tới số má nên không biết thể hiện ra sao. Nếu công việc có KPI rõ ràng thì bạn sẽ dễ dàng viết phần này hơn, còn nếu không thì sao? Thật ra nếu mọi người quan sát một chút thì xung quanh chúng ta luôn có những con số này, và quan trọng là mình làm gì với chúng.
- Trước khi bạn làm project manager thì công ty chỉ có thể làm 1 project cho 1 client tại 1 thời điểm, nhưng hiện tại bạn có thể manage 3 projects cùng 1 lúc. Vậy có phải team productivity đã x3 không?
- Với kĩ năng tự động hóa report bằng power BI thì bạn rút ngắn thời gian của những buổi họp xx %.
- Khi bạn chọn đúng KOLs và content angle giúp content công ty viral xxx reach và tiết kiệm được ngân sách tới 20 triệu.
Tụi mình đang không nói dối, cũng không nói quá, chỉ là biết cách wording. Hãy xem lại CV của mình có thể hiện được đúng những kết quả bạn đã đạt được ở công việc cũ hay chưa.
c. Phông bạt vừa phải
Nói quá vừa phải nhưng đừng nói xạo. Vì khi phỏng vấn những lời nói dối của bạn sẽ dễ dàng bị lộ ra, cho nên chắc ăn nhất là cứ thật thà nhưng đừng quá khiêm tốn.
d. CV cho chương trình Management Trainee cần gì?
- Bạn là ai? Qua CV có thể thấy bạn là người sáng tạo? Số má (analytical thinking)?
- Bạn khác biệt gì so với những ứng viên khác?
- Khả năng giao tiếp và thuyết phục đối phương qua văn viết bằng tiếng Anh của bạn có tốt không? (Nhớ check chính tả & ngữ pháp. Grammarly is free babe)
- Bố cục rõ ràng, chuyên nghiệp
- Các kỹ năng cần thể hiện được: Communications, Leadership, Personal Branding, Story telling, Analytical, Critical thinking và các core value tùy vào từng công ty.
4. FAQ
a. Có nên để hình profile hay không?
I don’t. Nếu đẹp thì để, nếu tự tin thì để. Không để cũng không sao, mình không bao giờ để hình vào CV vì không thích đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài và mình thấy không ảnh hưởng gì. Công ty nào bắt buộc thì để thôi.
b. Có nên có tên tiếng Anh?
Có nên viết bằng tiếng Anh: Yes babe, yes. You wanna work in multinational corporations (MNC) right?
Có cần có tên tiếng Anh: Mình thì không có, mình thấy tên Việt Nam mình hay. Nhưng cũng có một số anh chị khuyên rằng nếu apply vào các công ty quốc tế thì mọi người thích tên tiếng Anh hơn.
c. Thứ tự kinh nghiệm
Theo thời gian thì kinh nghiệm gần nhất trên cùng.
d. Nếu không có kinh nghiệm gì thì sao?
Vẫn nên có kinh nghiệm intern trước khi apply vào các chương trình Management Trainee. Ngoài internship bạn có thể có những kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ trong trường, các dự án cá nhân, NGOs, tình nghuyện, vv miễn là nó vẫn nhất quán với câu chuyện bạn đang kể.
e. Có nên dùng AI viết CV?
Hmmm if you’re lazy. 2018 lúc mình bắt đầu cần làm CV thì chưa có Chat GPT, Copilot, vv nên mình luôn tự viết tới tận năm 2024. Nếu muốn sử dụng AI thì các bạn cũng nên viết xong trước một cái sườn, một bản đầu tiên chuẩn chỉnh và chỉ dung AI để “fine tune” lại chứ không phụ thuộc vào AI hết. Vì CV là để kể câu chuyện của riêng mình, mà AI thì đâu có hiểu bạn bằng bạn? Và giọng văn CV viết bằng AI mình nghĩ HR đọc cũng dễ nhận ra 😀 Also, be a human, don’t be lazy.
5. Next Steps
Vậy bước tiếp theo bạn cần làm là là:
- Tham khảo các tài liệu bên dưới
- Viết CV
- Nhờ mentor, senior, người bạn tin tưởng feedback
- Chỉnh sửa và chỉnh sửa
- Apply thôi 😀
Tham khảo thêm:
- Website hướng dẫn chi tiết của Harvard
- CV của mình vào năm 2021 khi nộp các chương trình MT
Leave a Reply